Hiện tại Hải_quân_Quân_Giải_phóng_Nhân_dân_Trung_Quốc

Kế hoạch và ưu tiên chiến lược

Trong vài năm gần đây, Hải quân Trung Quốc trở nên quan trọng vì có sự thay đổi trong tầm nhìn chiến lược của Trung Quốc. Các mối đe dọa chiến lược bao gồm giao tranh với Hoa Kỳ, hoặc tranh chấp với Nhật hay Đài Loan, hoặc giao tranh tại quần đảo Trường Sa. Trong sách lược hiện đại hóa hải quân nói chung, một trong những ưu tiên dài hạn là cải tổ và phát huy Hải quân Trung Quốc thành một Hải quân Viễn dương (远洋海军, blue-water navy).

Cũng có nhiều nguồn tin cho rằng Hải quân Trung Quốc dự định chế tạo hoặc mua một hàng không mẫu hạm, nhưng ý tưởng này có vẻ không được ưu tiên so với những nhu cầu hiện đại hóa khác. Hầu hết các nhà nghiên cứu tin rằng nếu Trung Quốc không hiện đại hóa cả lực lượng hải quân, thì hàng không mẫu hạm không những có cũng vô dụng, mà còn tốn hao lây vào những chi phí khác của quân đội. Nhận đình này có vẻ được sự đồng tình ủng hộ của các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị. Trung Quốc hiện đã mua được hàng không mẫu hạm Varyag hạng Kuznetsov, hiện đang cập bến tại Đại Liên, và họ có thể tân trang và đưa vào hoạt động, hoặc dùng để huấn luyện phi công cất cánh và đáp trên biển.

Tháng 6 năm 2005, có nguồn tin trên mạng loan báo Hải quân Trung Quốc dự định sẽ chế tạo một hàng không mẫu hạm trị giá 30 tỉ nhân dân tệ (362 triệu US$), với trọng tải 78.000 tấn và do hãng đóng tàu Giang Nam đóng. Nguồn tin này bị Bộ Quốc phòng Trung Quốc phủ nhận.

Thay đổi lớn trong thế kỷ 21

Hải quân Trung Quốc đã bước vọt trong những năm gần đây khi họ quyết định mua loại khu trục hạm Sovremenny và mua tàu ngầm Kilo của Nga. Hai khu trục hạm Sovremenny đầu tiên được trang bị tên lửa chống chiến hạm loại SS-N-22, còn gọi là Tên lửa chống chiến hạm vận tốc vượt âm 3M-80E. Theo các nhà nghiên cứu quốc phòng Tây phương, loại tên lửa này có khả năng tiêu diệt hàng không mẫu hạm. Hai khu-trục hạm kế tiếp sau đó được trang bị loại SS-N-26 Yakhont tối tân hơn, và nhiều chiến hạm trang bị loại tên lửa này đang được xây thêm.

Hạm đội tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc cũng có những bước tiến lớn. Các tàu ngầm hạng Kilo có khả năng hoạt động rất im lặng, và được trang bị hai loại vũ khí mới nhất: tên lửa chống chiến hạm loại Klub, còn gọi là Tên lửa chống chiến hạm vận tốc dưới âm 3M-54E1, và tên lửa thủy lôi loại VA-111 Shkval có tốc độ trên 320 km/giờ và tầm hoạt động 7,5 km. Tất cả các tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc, kể cả loại Kilo, đều được trang bị loại máy hoạt động không cần không khí, có nằm chờ rất lâu dưới biển để đột kích kẻ thù.

Kỹ thuật đóng tàu của hải quân Trung Quốc nay cũng tiến rất xa qua sự giúp đỡ của Nga, và các khu trục hạm mới nhất của Trung Quốc sử dụng trang bị nội hóa có chất lượng không kém so với tiêu chuẩn phương Tây, với ra đa loại AEGIS và sườn tàu thiết kế kiểu chống ra đa.

Các hoạt động

Tháng 9 năm 2005, phát ngôn viên quân sự Bộ Quốc phòng Nhật thông báo một số chiến hạm Hải quân Trung Quốc gồm một tuần dương hạm trọng tải 23.000 tấn, một khu trục hạm hạng Sovremenny trọng tải 7.940 tấn, một hộ tống tên lửa trọng tải 6.000 tấn, hai hải phòng hạm hạng Giang Hồ I (江湖, Jianghu I-class) trọng tải 1.702 tấn đã có mặt tại khu dầu khí Chunxiao (người Nhật gọi Shirakaba). Đây là nơi từng xảy ra tranh chấp gay gắt giữa Trung Quốc và Nhật.[2]

Từ ngày 16 đến ngày 23 tháng 11 năm 2007, Hải quân Trung Quốc tập trận tại khu vực Quần đảo Hoàng Sa. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức phản đối hoạt động này, do phía Trung Quốc đã không tôn trọng bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông, và khu vực này thuộc lãnh hải của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hoạt động trong biển Đông

Hải quân Trung Quốc với các trang thiết bị cực kỳ hiện đại, vũ lực hùng hậu[cần dẫn nguồn] như bắn vào ngư dân Việt Nam làm vỡ tàu, chết người hoặc bắn và bắt cóc các tàu cá của ngư dân gặp nạn hoặc tránh bão trên vùng biển mà ngư dân Việt Nam cho là còn thuộc chủ quyền Việt Nam làm chết người và bắt giam đòi tiền chuộc một cách có hệ thống[3], đồng thời cướp đoạt toàn bộ phương tiện đánh bắt cá và sản phẩm đánh bắt của ngư dân Việt Nam, rồi đưa ra tòa phạt vi cảnh,và gần đây nhất là hành động vi phạm lãnh hải thuộc chủ quyền của VN, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam.[4]. Đặc biệt, Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc còn muốn biển Đông nằm trong quyền kiểm soát của mình.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hải_quân_Quân_Giải_phóng_Nhân_dân_Trung_Quốc http://mil.jschina.com.cn/huitong/ http://english.pladaily.com.cn/english/pladaily/ http://www.sinodefence.com/navy/default.asp http://www.worldtribune.com/worldtribune/05/front2... http://fr.youtube.com/watch?v=l6NLpJrn1Zk http://www.fas.org/man/dod-101/sys/ship/row/plan/i... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/inpictures/story/2... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:People... https://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhi...